Mộ đá hoa cương có tính chất bền bỉ cùng năm tháng, đa dạng về màu sắc, cùng những ưu điểm thương hạng trong các loại đá nên luôn có giá trị cao về thẩm mĩ. Từ những khối đá thô ráp qua bàn tay khéo léo, “lành” nghề của người thợ chế tác tạo thành những tác phẩm nghệ thuật. Hiện nay, ở Việt Nam mộ đá hoa cương mỹ nghệ rất phổ biến. Đá hoa cương bao gồm tự nhiên và nhân tạo, đá hoa cương tự nhiên là loại đá có đặc điểm là chúng ở rất sâu trong lòng trái đất, được hình thành do sự biến chất của các loại đá vôi, đá carbonate hay đá dolomit các dòng nham thạch nóng chảy ở nhiệt độ rất cao và khi nguội đi, chúng tạo thành những cấu trúc tinh thể hạt granite có độ bền và cứng như kim cương.
Đá hoa cương là một loại đá lửa. Hầu hết tất cả loại đá granite đều có cấu tạo khối, rất cứng và xù xì.Trải qua hàng triệu năm, các tác động của địa chất đã làm thay đổi bề mặt trái đất và đẩy các vỉa Granite lên trên bề mặt.
Đá granite được tìm thấy trên tất cả các Châu lục trên trái đất. Ở Việt Nam, đá chỉ xuất hiện ở các tỉnh như Thanh Hóa, Huế, Bình Định,… Có một số đá được nhập khẩu trực tiếp từ các nước Anh, Ấn Độ, Brazil,…
Mộ đá hoa cương giá rẻ tại Đà Nẵng
Quy trình tạo nên sản phẩm Mộ Đá:
1. Chọn và xử lý đá.
- Đá tự nhiên có độ cứng trung bình, có thể dùng đục và búa, có khả năng làm màu nhân tạo (nhưng thông thường người chơi hay thích để màu tự nhiên của đá), màu sắc đá phong phú từ trắng, hồng, đến vàng đôi khi có màu xanh như cẩm thạch.
- Từ 1 khối đá nguyên khối, người thợ điêu khắc tiến hành xẻ đá thành những khối nhỏ, tùy vào mục đích sử dụng và mặt cắt của đá mà xẻ cho phù hợp.
2. Tạo hình cho đá.
- Quá trình ra phôi được thực hiện bài bản, như: tìm mặt phẳng để tạo chân đế, xác định điểm chuẩn tạo hình. Khi xác định được mặt phẳng và các điểm, thợ đá tiến hành vẽ phác thảo trên giấy, sau đó vẽ lên mặt đá hoặc in trực tiếp lên tảng đá. Với những sản phẩm khó, có giá trị nghệ thuật cao, người thợ phải vẽ phác thảo và làm phôi bằng đất sét trước, khi đạt yêu cầu họ mới làm chính thức. Theo bản vẽ phác thảo, người thợ tiến hành đục phôi, tạo hình sản phẩm.
Khi phôi hoàn thành, người thợ sẽ làm các chi tiết để hoàn thiện sản phẩm, như: chạm hình nét, trang trí hoa văn, mài, đánh bóng sản phẩm. Với người thợ, ở công đoạn này, việc quan trọng nhất là chạm hình nét và trang trí. Công đoạn thực hiện chi tiết thể hiện kỹ thuật chạm khắc đá và đôi tay vàng của người thợ. Ngoài quy trình chung cho tất cả các sản phẩm, thì mỗi loại sản phẩm lại có yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
- Các khối đá được chạm khắc (tạo họa tiết bề mặt) hay trỗ (tạo họa tiết có độ sâu và xuyên qua bề mặt). Đôi khi người thợ điêu khắc còn áp dụng kĩ thuật khảm vỏ trứng, khảm đồng, khảm trai hay vỏ ốc vào bề mặt đá. Tùy vào mục đích sản xuất mà khối đá đá có nhiều dạng: dạng nguyên khối, dạng ghép mảnh.
-Đối với các sản phẩm như tượng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tỉ mỉ trong việc tạo hình bức tượng. Tượng đẹp hay xấu phụ thuộc vào quá trình này rất nhiều.
- Làm sạch khối đá bằng nước khi vừa được gia công sau đó đưa vào đánh nhám cho bóng cho mềm mại.Việc làm sạch bằng nước này nhằm loại bỏ các chi tiết thừa, lộ rõ các họa tiết bề mặt và làm sạch sản phẩm để chuẩn bị cho giai đoạn nhuộm màu, làm bóng.
3. Nhuộm màu, đánh bóng và hoàn thiện sản phẩm Mộ Đá.
- Để sản phẩm có màu sắc đẹp, đôi khi người thợ phải nhuộm đá bằng phẩm màu kết hợp với bã chè xanh, xi đánh giày màu nâu, màu chàm... Bí quyết để có màu đẹp phụ thuộc vào việc pha màu, tạo nhiệt độ và dùng độ đậm nhạt của màu. Sản phẩm hoàn thiện cần trải qua nhiều công đoạn, nhờ bàn tay tài năng, kinh nghiệm của người thợ.
- Công đoạn mài, rửa, đánh bóng bằng tay thường do thợ phụ làm, đa số là phụ nữ.
- Công việc hoàn thiện sản phẩm đều do các thợ chính của công ty CNC Stone với nhiều năm kinh nghiệm tiến hành, đây là giai đoạn chỉnh sửa các chi tiết của sản phẩm một cách chính xác và chuyên chú nhất của toàn bộ quy trình.